CHƠI XE ĐẠP ĐỊA HÌNH CẦN BIẾT NHỮNG PHỤ TÙNG XE ĐẠP MTB NÀO?

Xe đạp MTB – xe đạp địa hình còn có nhiều cách gọi khác là xe đạp leo núi. Bởi tính chất phải leo trèo vượt địa hình hiểm trở, khúc khuỷu nên loại xe đạp này thường có nhiều phụ tùng thường xuyên cần kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho người điều khiển. Vậy có những phụ tùng xe đạp MTB quan trọng nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Giò dĩa

Loại phụ tùng xe đạp MTB đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng tôi muốn nhắc tới đó giò dĩa. Hiện nay, giò dĩa xe đạp địa hình được chia là 3 loại chính, bao gồm 3 dĩa, 2 dĩa và 1 dĩa.

– Đầu tiên chính là dòng 3 dĩa, đây có thể coi là dòng cổ điển nhất trong tất cả các dòng. Cũng như tên gọi, dòng 3 dĩa bao gồm dĩa ngoài với kết cấu thường từ 42 hoặc 44 bánh răng. Tiếp theo, dĩa giữa sẽ có kết cấu từ 32 hoặc 43 bánh răng và cuối cùng là dĩa trong với 22 hoặc 24 bánh răng.

– Với 2 dĩa, nó thông dụng cho tất cả các dòng xe đạp địa hình. Ngoài ra, giò dĩa đôi cho phép thu hẹp phạm vi giò dĩa, ít xảy ra hiện tượng chéo dây sên hơn. Bên cạnh đó, 2 dĩa sở hữu từ 22 hoặc 28 bánh răng cho dĩa trong, trong khi dĩa ngoài thường sở hữu từ 34 hoặc 36 bánh răng. Giò dĩa đôi thường có ở một số dòng xe cao cấp và trung cấp.

– Dĩa đơn, đây là dòng vô cùng thông dụng với các dòng xe đạp địa hình cao cấp, khi mà những líp lớn không mấy cần thiết và giúp bảo vệ dây sên là vô cùng quan trọng. Một số thương hiệu như SRAM, Shimano đã cho trình làng bộ líp lớn như 1 x 11 và 1 x 12.



2. Bộ líp

Đối với xe đạp địa hình, bộ líp có thể từ 7 cho đến 12 tốc độ, được cấu tạo từ những dĩa bánh răng nhỏ cho đến lớn, xếp theo thứ tự, ví dụ như 11-32t hoặc 10-50t

3. Gạt đề và củ đề

Bộ phận phụ tùng xe đạp MTB tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đó chính là gạt đề và củ đề của xe.

Hai bộ phận này cho phép người lái xe có thể dễ dàng chuyển đổi từ tốc độ này sang tốc độ khác để phục vụ mục đích đạp xe khác nhau cũng như phù hợp với từng điều kiện địa hình khác nhau như đường bằng phẳng, gồ ghề, đèo dốc.

4. Phuộc

Đối với một chiếc xe đạp MTB để có thể chinh phục mọi địa hình thì không thể không cần tới phuộc.

Phuộc xe là nơi hấp thụ xung động hoặc lực tác động và giúp duy trì ổn định của xe. Có hai loại phuộc chính hiện nay là phuộc nhún lò xo và phuộc nhún hơi.

– Phuộc hơi tạo cho người lái xe cảm giám êm hơn so với khi đi xe đạp phuộc lò xo.

– Phuộc lò xo dành cho những người ưa thích sự ổn định, không cần phải điều chỉnh thường xuyên, trong khi phuộc hơi tuy mất công hơn một chút, nhưng lại có thể giảm thiểu tối đa xung động và phù hợp hơn với các dòng xe leo địa hình.

5. Bộ thắng

Bộ phận phụ tùng xe đạp MTB tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó chính là bộ thắng của chiếc xe. Thường các dòng xe đạp MTB có 2 loại thắng: thắng cơ và thắng đĩa.

Thắng cơ (thắng gôm)

Thắng đĩa thường có cấu tạo phức tạp hơn và an toàn hơn thắng cơ, nhất là trong trường hợp bạn cần xử lý gấp hoặc lái xe vào mùa mưa.

Thắng đĩa còn có 2 dạng đó là thắng đĩa cơ và thắng đĩa dầu. Thắng đĩa dầu được xem là tối ưu hơn, dễ dàng bảo trì bảo dưỡng, đặc biệt nó an toàn hơn trong mọi điều điện thời tiết, độ chính xác và độ ổn định cao hơn so với thắng đĩa cơ.

 

 

Thắng đĩa dầu

Thắng đĩa cơ

6. Bánh xe

Bánh xe cũng là một phụ tùng xe đạp MTB đóng vai trò thiết yếu để xe có thể vận hành bền bỉ trên mọi địa hình. Bánh xe địa hình khác với các dòng xe đạp khác là có gai lớn để tăng độ bám.

Hiện nay có 3 kích thước bánh xe phổ biến là 26 inches, 27.5 inches và 29 inch. Kích thước này chính là đường kính của bánh xe. Với thể trạng của người Việt Nam thì thường sử dụng kích thước bánh 26 inches hoặc 27.5 inches. Mặc khác 26 inches và 27.5 inches thường được sử dụng cho dòng xe đạp địa hình phổ thông, bánh 29 inches lại dùng cho dòng xe đạp địa hình hoặc xe đạp địa hình chuyên nghiệp.

Trong các cuộc đua địa hình chuyên nghiệp, địa hình có tính chất gồ ghề, phức tạp thì bánh 29 inches đều được ưa chọn do có khả năng bám tốt, tốc độ cao nhưng bù lại loại bánh này lại có khả năng chịu lực yếu hơn các bánh có kích thước nhỏ hơn và độ linh hoạt chắc chắn không bằng các bánh xe nhỏ.

Với những kiến thức về tổng quan những phụ tùng cần thiết cho xe đạp MTB mà K’Store Anh Khoa đã mang đến cho các bạn, hi vọng sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích để dành cho các bạn đam mê và đang tìm hiểu về xe đap địa hình.

Đừng quên Like trang fanpage K’Store Anh Khoa để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương tình khuyến mãi nhé!



0SHARES
+10
Pin0

Bình luận