6 BƯỚC LỰA CHỌN XE ĐẠP THỂ THAO VỚI KÍCH CỠ PHÙ HỢP VỚI TẦM VÓC

Để tránh cảm giác chông chênh hoặc khó điều khiển trong quá trình đạp xe, bạn phải đảm bảo khung xe đạp, yên và tay lái hoàn toàn phù hợp với tầm vóc cơ thể mình. Dưới đây là 6 bước hữu ích giúp bạn tìm được một chiếc xe như ý với tầm vóc.

Bước 1: Đo chiều cao cơ thể và chiều dài chân

Để chọn được một chiếc xe đạp có khung sườn hợp lý, bạn cần đo chiều cao cơ thể (Height) và chiều dài chân (Inseam), tính từ đũng quần đến đất. Sau khi đo xong, bạn sẽ sử dụng 2 bảng tương quan kích thước khung xe đạp (một cho xe MTB và 1 cho Road-bike) với tầm vóc người dưới đây để lựa chọn chiếc xe hợp lý cho mình.

Đối với Road-bike

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ đo kích thước xe trực tuyến cho từng loại xe, chẳng hạn như: http://www.ebicycles.com/bicycle-tools/frame-sizer, hoặc hỏi người bán hàng để có được tư vấn chính xác nhất. Thông thường đối với loại Road-bike và Moutain-bike (MTB), kích thước khung xe sẽ chính là khoảng cách từ đỉnh ống lắp yên xe (chứ không phải yên xe) đén trung tâm của ống lắp pedal phía dưới (hình minh họa). Với xe MTB, thông thường khung sẽ nhỏ hơn 10 đến 12cm so với Road-bike.

Bước 2: Đo khung xe

Như đã nói ở trên, kích thước khung phải phù hợp với tầm vóc. Nếu chọn xe có khung quá to, đi sẽ rất khó khăn và không thoải mái. Có khi bạn không thể đưa hết chân để đạp xuống bán đạp hoặc chống chân. Ngược lại, nếu xe có khung quá nhỏ, bạn sẽ không thể đưa hết sải chân để tối đa hóa lực đạp.

Cách nhanh nhất để kiểm tra xem xe có vừa với kích thước không đó là đứng như trong hình dưới đây và đưa hai chân chạm đất.Đối với xe Road-bike, Touring-bike và City-bike, nếu khoảng cách giữa đũng quần và ống tuýp ngang là 1 inch (1,6cm) hoặc gần như vậy thì đó là xe có kích thước phù hợp với tầm vóc của bạn. Đối với xe MTB, khoảng cách đó phải lớn hơn.Tương tự đối với xe dành cho trẻ em, cách tốt nhất để tìm được chính xác xe có kích thước phù hợp đó là để trẻ ngồi trên ghế, nếu trẻ có thể đặt hoàn toàn cả bàn chân xuống đất và hai tay vươn tới ghi đông hoàn toàn thoải mái thì đó là chiếc xe phù hợp. Ngoài ra, khi trẻ kiễng chân, khoảng cách giữa đũng quần và yên xe khoảng 25-50cm là phù hợp.

Bước 3: Xem vị trí yên xe

Một số người thích yên xe nghiêng nhẹ về phía trước hoặc phía sau, song đa số thích yên thẳng do không ưa cảm giác như bị trượt về trước hoặc sau khi đạp xe. Thông thường, sẽ phải mất một thời gian và vài lần thử bạn mới biết được để yên xe thế nào thì hợp với mình. Song về cơ bản, yên sẽ nên được bố trí làm sao để chân bạn có thể đặt thoải mái lên pê-đan, và khi đạp, chân bạn có thể hoàn toàn duỗi thẳng xuống phía dưới, còn mông bạn được giữ cố định, chứ không phải ngoắt nghéo sang hai bên.

Bước 4: Xem vị trí ghi-đông xe

Vị trí ghi đông xe trên thực tế rất quan trọng, song nhiều người lại không chú ý, đặc biệt là những người mới chập chững chơi xe. Ghi-đông sai vị trí có thể dẫn đến đau lưng, đau vai và nhức cổ tay khi đạp. Ngoài ra, ghi-đông được thiết kế phù hợp với kích thước khung xe, do đó sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Thông thường đối với xe Road-bike và Touring-bike, người dùng nên chọn xe có ghi-đông rộng bằng vai, còn xe MTB thì ghi-đông sẽ rộng hơn.Ghi-đông cũng được đặt ở những độ co khác nhau. Với các loại xe Road-bike, ghi-đông bao giờ cũng thấp hơn khoảng 1,6cm so với đỉnh yên xe, trong khi xe MTB có ghi-đông bố trí thấp hơn yên xe với mục đích làm hạ trọng tâm xe, tránh mất thăng bằng khi lao dốc hoặc đổ đèo. Với xe City-bike (hybrid-bike), ghi-đông thường cao hơn yên và có hình dáng thẳng.Nếu bạn muốn thẳng lưng và có thể quan sát xung quanh cũng như không phải bò rạp ra xe, hãy để ghi đông lên cao hơn. Thực ra, dáng ngồi hơi thẳng như thế sẽ làm giảm yếu tố khí động học và làm chậm tốc độ xe, song tư thế sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, dù điều chỉnh thế nào, cũng không nên điều chỉnh quá mức độ cho phép, nếu không bạn có thể làm hỏng bố cục xe hoặc nặng hơn là làm hỏng ghi-đông.

Bước 5: Đo kích thước xe

Kích thước bánh xe chính là đường kính tính từ trục tới lốp xe. Thông thường, kích thước bánh sẽ được ghi trên lốp xe, chẳng hạn xe MTB có thể có líp kích thước 26 x 2.2 inch – có nghĩa bánh xe có kích thước 26 inch, còn lốp xe dày 2,2 inch. Bánh xe đạp được phân loại theo kích thước phù hợp với từng loại xe (Road, Tour, MTB và BMX). Chẳng hạn, loại bánh dành cho xe BMX sẽ nhỏ và dày hơn để phù hợp với các pha biểu diễn mạo hiểm. Dưới đây là bảng kích thước bánh xe cho từng loại xe:

Loại xe Kích thước bánh Độ dày
MTB 26 – 29 inch (599 – 622 mm) 2,2 inch (~56 mm)
Road bike 29 inch (622 mm) 18-25 mm
Touring bike 29 inch (622 mm) 18-25 mm
Hybrid (City) bike 29 inch (622 mm) 18-25 mm
BMX 20 – 24 inch (500 – 600 mm)

Kích thước bánh cho xe đạp trẻ em cũng khác nhau và phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, như bảng dưới đây:

Độ tuổi trẻ Kích thước bánh xe phù hợp
3 – 5 tuổi 300 mm
5 – 7 tuổi 400 mm
7 – 10 tuổi 500 mm
>10 tuổi 600 – 700 mm

Bước 6: Lựa chọn bàn đạp

Để đảm bảo khi đạp xe, chân bạn có thể chuyển động một cách mượt mà với bàn đạp, bạn nên cân nhắc lựa chọn bàn đạp không có kẹp hoặc bàn đạp kẹp ngón chân. Thông thường, với bàn đạp kẹp, bạn có thể yên tâm dồn sức đạp mà không lo bị trượt khỏi bàn đạp. Nhược điểm duy nhất của bàn đạp này là thường cồng kệnh hơn so với bàn đạp thường.Bàn đạp đối với từng loại xe khác nhau cũng khác nhau. Thông thường xe MTB sẽ sử dụng bàn đạp hai mặt, giúp quá trình đạp xe trên những địa hình gồ ghề dễ dàng hơn.